Đây là công dụng của rong biển với sức khỏe mà không phải ai cũng biết 

Posted on Tin tức 403 lượt xem

Công dụng của rong biển cùng với những lợi ích tuyệt vời của nó đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết chính xác những thành phần dinh dưỡng có trong rong biển, cách chế biến và sử dụng loại thực phẩm này chưa? Cùng Famcogo tìm hiểu ngay những mẹo tuyệt vời để sử dụng rong biển tốt cho sức khỏe nhé.

Mục lục
  1. 1. Rong biển là gì và những loại rong biển phổ biến hiện nay
  2. 2. Những thành phần dinh dưỡng có trong rong biển
  3. 3. Lợi ích của rong biển được khoa học kiểm chứng đối với sức khỏe
  4. 4. Một số cách chế biến rong biển ngon giữ được nhiều dưỡng chất
  5. 5. Những điều cần thận trọng khi ăn rong biển

1. Rong biển là gì và những loại rong biển phổ biến hiện nay

1.1. Một số loại rong biển ăn được phổ biến nhất

Rong biển là tên gọi chung của những dạng tảo mọc ở biển, có nhiều màu sắc từ xanh đậm đến nâu, đỏ hoặc tím, đôi khi có màu đen. Thường thấy nhất là các loại rong có màu xanh đậm và hơi tím nhẹ. Một số loại rong ăn được phổ biến đó là: 

  • Wakame: đây là loại rong rất nổi tiếng có màu nâu với hình dạng lá nhỏ, chứa nhiều canxi, magie và i ốt.
  • Dulse: loại này có màu đỏ tươi, hương vị nhẹ nhàng và được sử dụng trong các món salad, mì và mỳ.
  • Hijiki: có màu nâu đen và có hình dạng tương đối nhỏ, dùng để nấu súp miso, món cơm xào và các món hấp.
  • Kombu: loại rong màu nâu, được dùng để nấu nước dùng, nấu canh đều rất ngon miệng.
  • Tảo bẹ: đây cũng là loại rong phổ biến, màu xanh đậm đến màu nâu hoặc đỏ tùy nơi nuôi trồng. Nó có độ mỏng, dẻo và chứa các axit béo omega – 3 và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau.
  • Nori: loại rong này có màu đỏ hoặc tím dùng làm Kimbap tại Hàn và gia vị sushi tại Nhật. 
  • Miyeok: thuộc giống rong biển Kombu, được sử dụng để nấu nước dùng cho mì, súp và nhiều món ăn khác. 
  • Hizik: đây là giống rong có mùi vị đậm đà, nhiều dưỡng chất và được sử dụng rất phổ biến trong các món súp, mì và các món xào tại Hàn Quốc.
  • Gijang: được trồng phổ biến tại vùng bờ biển Gijang, Busan của Hàn bởi đây là vùng biển rất phù hợp để rong biển phát triển. Mùi vị của nó rất được yêu thích tại xứ sở củ sâm.
công dụng của rong biển
Rong biển là món ăn ngon không thể thiếu trong nhiều nền ẩm thực.

Rong biển là một phần không thể thiếu của ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong các món như canh rong biển, salad rong biển, các món súp, món xào… Những năm gần đây, người Việt cũng rất quan tâm đến loại thực phẩm này bởi những công dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe. 

1.2. Các loại rong biển được bán trên thị trường hiện nay

Ở Việt Nam, bạn có thể mua rong biển tươi hoặc các loại rong biển sấy khô. Rất nhiều người thắc mắc nên mua rong biển tươi hay rong biển sấy khô – cái nào dinh dưỡng hơn? 

Nhiều người cho rằng thực phẩm phải luôn mua tươi mới ngon. Tuy nhiên, nước ta có ít kinh nghiệm và công nghệ nuôi trồng rong biển, điều kiện bảo quản cũng chưa tốt nên rong biển tươi không phổ biến và giá thành cũng khá cao. 

Do đó, rong biển sấy rất được ưa chuộng bởi nó tiện lợi, giá cả phải chăng và hàm lượng dinh dưỡng cũng không quá chênh lệch. Những thương hiệu lớn thường có quy trình công nghệ đảm bảo giúp rong biển sấy giữ được gần như nguyên vẹn các chất dinh dưỡng.

2. Những thành phần dinh dưỡng có trong rong biển

Công dụng của rong biển không chỉ là món ăn ngon miệng, lành tính mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời chứa nhiều khoáng chất đa lượng và vi lượng. Số calories có trong loại thực phẩm này cũng rất ít.

2.1. Các thành phần dinh dưỡng thường có trong rong biển

Khi rong biển chưa phổ biến, rất nhiều người thắc mắc “ăn rong biển có tốt không và nó có những lợi ích sức khỏe gì?” Để giải đáp câu hỏi này, Famcogo xin chia sẻ với bạn một số thông tin về dưỡng chất có trong rong biển.

Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi tùy theo các giống khác nhau và môi trường phát triển, nuôi trồng. Tuy nhiên, chúng đều chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như:

  • Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
  • Carbohydrate.
  • Protein (có trong tảo xoắn và chlorella).
  • Các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, B12, vitamin C, E và K.
  • Các loại khoáng chất gồm Riboflavin, Folate, Kali, Mangan, Đồng, Sắt, Natri, Thiamin, Canxi và Magiê…
  • Chất béo omega-3, các axit amin. 
tác dụng của rong biển với trẻ em
Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển cao hơn nhiều loại thực phẩm.

Đặc biệt, trong rong biển có chứa i-ốt, một khoáng chất vi lượng quan trọng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Cơ thể người không thể tự tạo ra i-ốt nên cần bổ sung từ đồ ăn hoặc thực phẩm bổ sung. Thiếu i-ốt, bạn có thể mắc các bệnh bướu cổ, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, người uể oải… 

Dưới đây là hàm lượng i-ốt có trong các loại rong biển phổ biến: 

Nori: chứa 37 mcg i-ốt trên mỗi gram rong biển, tương đương 25% lượng khuyên dùng 1 ngày.

Wakame: chứa 139 mcg i-ốt trên mỗi gram rong biển, tương đương 93% lượng khuyên dùng 1 ngày.

Kombu: chứa 2523 mcg mỗi gram rong biển, tương đương 1,682% lượng khuyên dùng 1 ngày.

Tảo bẹ: một thìa cà phê (3,5 gram) tảo bẹ khô có thể chứa 59 lần lượng khuyên dùng 1 ngày. Do đó, đây là một trong những nguồn i-ốt tốt nhất.

Với hàm lượng dinh dưỡng như trên, mỗi bữa ăn bạn chỉ cần rắc một ít rong biển khô lên thức ăn sẽ vừa làm tăng thêm hương vị, vừa giúp bổ sung i-ốt, vitamin và khoáng chất một cách dễ dàng.

2.2. Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển trên mỗi khẩu phần

Mỗi 2 muỗng canh rong biển wakame có chứa: 

Lượng calo: 5 calories

Chất đạm: 0 gram

Chất béo: 0 gram

Carbohydrate: 1 gram

Chất xơ: 0 gram

Đường: 0 gram 

Trong tảo xoắn khô, 1 thìa canh khoảng 7 gram có thể cung cấp:

Lượng calories: 20

Carb: 1,7 gram

Chất đạm: 4 gram

Chất béo: 0,5 gram

Chất xơ: 0,3 gram

3. Lợi ích của rong biển được khoa học kiểm chứng đối với sức khỏe

Ở Hàn Quốc, người mới phẫu thuật xong thường được cho ăn canh rong biển bởi nó có rất nhiều chất bổ dưỡng. Vậy cụ thể loại thực phẩm này có tác dụng như thế nào đến sức khỏe? 

3.1. Rong biển cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hoá hoạt động khỏe mạnh

Trong loại thực phẩm đến từ biển này có chứa hàm lượng lớn axit alginic và chất xơ (hòa tan và không hòa tan). Chất xơ hòa tan trong rong biển giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất cho vi khuẩn có lợi trong ruột. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, hỗ trợ táo bón. 

Nếu bạn có vấn đề đường ruột, bạn có thể luộc chín rong biển rồi nhúng với một chút giấm nhẹ sẽ rất có lợi cho tiêu hóa và trị táo bón rất tốt.

3.2. Chứa i-ốt và Tyrosine, hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp của bạn giải phóng hormone để giúp kiểm soát sự tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng trong cơ thể. Và để tuyến giáp có thể hoạt động thì lượng i-ốt được khuyến nghị trong chế độ ăn uống (RDI) cho người lớn là 140 mcg mỗi ngày.

Và lượng i-ốt có trong rong biển rất tốt cho cơ thể. Cùng với đó, rong biển cũng chứa Axit amin tyrosine được sử dụng cùng với i-ốt để tạo ra hai loại hormone quan trọng giúp tuyến giáp hoạt động bình thường.

3.3. Rong biển có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Những chất chống oxi hóa, vitamin, khoáng chất như vitamin C, vitamin E, selen và kẽm và các hợp chất sinh học có trong rong biển đều rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp đào thải độc tố. Bên cạnh đó, trong rong biển còn chứa fucoidan. Chất này có tác động kháng vi khuẩn, kháng vi rút và kháng nấm, giúp hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. 

ăn rong biển nhiều có tốt không
Các nguyên tố vi lượng có trong rong biển rất hữu ích cho sức khỏe của bạn.

3.4. Rong biển phù hợp cho những người muốn ăn giảm cân

Với hàm lượng chất xơ cao và calo thấp, khi ăn rong biển bạn sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó dễ kiểm soát cân nặng hơn. Ăn rong biển tốt cho tiêu hóa cũng giúp bạn không bị đầy bụng, nhẹ người hơn. 

Dù không chứa nhiều calo nhưng trong loại thực phẩm này lại chứa hàm lượng protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do vậy, dù bạn đang muốn giảm cân hay chỉ đơn thuần ăn uống bình thường thì cũng nên bổ sung rong biển vào thực đơn.

3.5. Rong biển tác động tích cực đến sức khoẻ tâm lý

Một trong những công dụng của rong biển là tác động tích cực đến tinh thần của bạn, cải thiện tâm lý và giảm căng thẳng. Theo Acadian Seaplus, một nghiên cứu đối với trên 500 người Nhật trưởng thành từ năm 2008 đến 2011 cho thấy rằng ăn nhiều rong biển hơn có thể góp phần làm giảm trường hợp trầm cảm. 

Trong các loại rong biển xanh và tím khô chứa một lượng đáng kể vitamin B12 – một loại vitamin nổi tiếng cho sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy trong 4 gram rong biển nori có chứa 2,4 mcg vitamin B12, đáp ứng 100% RDI (lượng dinh dưỡng khuyến nghị trong ngày.)

3.6. Tác dụng của rong biển với trẻ em

Các khoáng chất có trong rong biển như vitamin (như vitamin A, C, K), khoáng chất (như iodine, sắt, canxi) và chất xơ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, giúp hỗ trợ cải thiện chiều cao, tăng cường trao đổi chất. 

 rong biển sấy khô
Các loại rong biển sấy khô ăn liền vừa nhiều dinh dưỡng, vừa được các bé yêu thích.

Các chất chống oxi hóa và polysaccharides như fucoidan cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của các bé, giúp bảo vệ khỏi các bệnh tật. Bên cạnh đó, các axit béo omega-3, DHA, cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của não bộ, có thể hỗ trợ trí tuệ và học tập của trẻ.

3.7. Rong biển có tác dụng gì với da không?

Với các chị em, công dụng của rong biển còn là làm đẹp dáng đẹp da. Các chất xơ và khoáng chất giúp duy trì độ ẩm cho gia, giảm nguy cơ mất nước và tình trạng da khô ráp, giúp da căng bóng hơn.

Các chất chống oxi hóa như vitamin C, E và beta-caroten có trong rong giúp ngăn chặn tổn thương do các gốc tự do và tác động của môi trường lên làn da. Điều này có thể giảm nếp nhăn, làm mờ vết thâm và tăng độ đàn hồi của da. Đồng thời, làn da cũng sáng hơn và hạn chế tình trạng xỉn màu, không đều màu. 

rong biển có tác dụng gì với da
Đất nước Hàn Quốc sử dụng các loại rong biển như một thực phẩm làm đẹp da từ bên trong đến bên ngoài.

Thêm vào đó, các chất dinh dưỡng từ rong biển cũng giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da, giúp da khỏe mạnh hơn. Các chất Fucoidan, Phlorotannins, Antioxidant và Omega 3 cũng giúp giảm viêm và làm dịu da, hỗ trợ rất tốt cho việc trị mụn.

4. Một số cách chế biến rong biển ngon giữ được nhiều dưỡng chất

4.1. Rong biển có thể nấu được những món ăn nào?

Với loại thực phẩm này, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ngon như trộn chung với rau bắp cải, dầu oliu để làm salad. Nấu súp canh rong biển cũng được rất nhiều người yêu thích. Bạn cũng có thể làm sushi, cuộn kimbap với các nhân như cá, tôm, trứng, rau và ăn kèm sốt.

cách nấu canh rong biển
Có vô vàn món ngon bạn có thể chế biến từ rong biển.

Một món cũng rất ngon mà các bạn nhỏ rất thích đó là rong biển sấy hoặc nướng. Rong biển tẩm bột chiên giòn cũng là một món ăn vặt rất lôi cuốn. Một số người sử dụng rong biển như một loại gia vị rắc thêm lên cơm để tăng hương vị cho cơm.

4.2. Cách nấu canh rong biển ngon dễ làm cho cả gia đình

Rong biển có thể được sử dụng để nấu các loại canh, súp rất đơn giản mà vẫn thơm ngon. Nếu bạn khéo tay có thể nấu các loại súp hải sản, súp miso, hay súp tôm để tăng cường hương vị và chất dinh dưỡng. Thường loại rong biển được dùng để nấu canh là rong biển sấy khô. Dưới đây là cách nấu canh rong biển khô đơn giản cho tất cả mọi người.

canh rong biển
Món canh rong biển thanh đạm dễ nấu mà lại nhiều dinh dưỡng.

Bạn chuẩn bị nguyên liệu sau để nấu canh rong biển:

  • 1 miếng rong biển khô (khoảng 10-15g). Bạn có thể dùng loại nguyên miếng hoặc cắt sẵn đều được 
  • 1 củ hành tây băm nhuyễn
  • 2-3 tép tỏi băm nhuyễn
  • 1 củ cà rốt được thái mỏng theo lát vừa ăn
  • 1/2 củ cải trắng thái sợi mỏng theo lát vừa ăn
  • 4-5 cốc nước dùng gà, nước dùng heo hoặc nước thông thường đều được
  • 1-2 muỗng canh dầu ô liu hoặc dầu ăn tùy khẩu vị
  • Gia vị muối và hạt tiêu tùy khẩu vị
  • Rau mùi, hành lá hoặc ngò gai tươi, cắt nhỏ

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm đậu hũ, một số loại nấm yêu thích để nước thêm phần đậm đà.

Các bước chi tiết để nấu canh rong biển:

Bước 1: Bạn ngâm rong biển khô trong nước ấm khoảng 10-15 phút để rong biển nở ra. Sau đó, bạn rửa sạch rong biển đã ngâm và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn nếu đó là rong biển tấm.

Bước 2: Đun nóng dầu ô liu hoặc dầu ăn trên lửa vừa, sau đó, cho hành tây và tỏi vào và đảo đều cho đến khi thơm vàng

Bước 3:Tiếp theo, bạn thêm cà rốt và cải trắng vào nồi và xào trong khoảng 3-4 phút cho đến khi chín mềm.

Bước 4: Bạn thêm rong biển và nước dùng (hoặc nước) vào nồi.

Bước 5: Đun sôi canh trong khoảng 10-15 phút cho đến khi rau củ và rong biển chín mềm.

Bước 6: Thêm muối, hạt tiêu vào canh.

Bước 7: Cuối cùng, trước khi tắt bếp, bạn thêm rau mùi, hành lá hoặc ngò gai tươi vào canh để tạo thêm mùi thơm cho món canh.

Với món canh rong biển này, bạn có thể ăn nóng cùng với cơm trắng hoặc cháo và các món ăn khác trong bữa cơm gia đình. Bạn cũng có thể tùy chỉnh công thức này bằng cách thêm các loại hải sản khác như tôm, cá hay mực để tạo ra hương vị mà mình yêu thích.

5. Những điều cần thận trọng khi ăn rong biển

Sau khi tìm hiểu về các công dụng của rong biển, nhiều người đã bổ sung nó vào thực đơn ăn uống hằng ngày của cả gia đình. Thậm chí có người ăn rong biển hay cơm trừ bữa. Nhưng liệu ăn rong biển nhiều có tốt không? Dù có nhiều dưỡng chất và công dụng, nhưng việc sử dụng rong biển cũng cần có chừng mực và có những người không nên ăn rong biển được ghi chú cụ thể dưới đây.

5.1. Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với rong biển

Đối với người có tiền sử dị ứng hải sản, bạn cũng nên thận trọng khi ăn rong biển và chỉ nên ăn một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

5.2. Không nên ăn quá nhiều rong biển trong thời gian dài

Mặc dù rong biển có nhiều lợi ích, nhưng việc ăn quá nhiều đối với bất cứ thực phẩm nào đều có thể gây ra tác dụng ngược. Nếu bạn ăn thừa lượng rong biển cần thiết, số i-ốt được tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ bị bướu cổ. 

Quá nhiều i-ốt và chất xơ cũng có thể gây ra đỏ và sưng da, đối với đường ruột sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, tăng khí đường ruột, buồn bụng, khó tiêu, và tiêu chảy.

5.3. Thận trọng khi sử dụng chung với một số loại thuốc

Rong biển chứa một lượng lớn kali, có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận. Rong biển cũng chứa vitamin K, có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu như Warfarin… Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe, hãy thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn rong biển và hàm lượng được ăn.

Những người không nên ăn rong biển
Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh về thận nên tránh ăn nhiều rong biển.

5.4. Kiểm tra chất lượng rong biển mà bạn mua

Một số loại rong biển có thể chứa hàm lượng kim loại nặng cao do sinh trưởng trong môi trường nước bị nhiễm độc. Các chất như asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó khi mua rong biển, bạn nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng và kiểm tra chất lượng của chúng trước khi dùng.

5.6. Sử dụng đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn

Dù rong biển cung cấp nhiều dưỡng chất, nhưng nó không nên là nguồn dinh dưỡng duy nhất mà nên sử dụng chung với các nguyên liệu nấu nướng khác. Hãy duy trì một chế độ ăn đa dạng và cân bằng với nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Rong biển là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon. Với những công dụng của rong biển cho cho sức khỏe, đây xứng đáng là thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn của gia đình. Tuy nhiên hãy chọn lựa một loại rong biển có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và sử dụng chúng một cách thông minh để có được hiệu quả tốt nhất.

Click xem thêm sản phẩm liên quan: Thực phẩm
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Famcogo – Tốt cho sức khỏe, tốt cho cuộc sống
Địa chỉ: C-TT3-4, Khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0962-962-552

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962962552